Khám phá Y Tý – mảnh đất bình dị tại vùng biên giới.

Được mệnh danh là thiên đường săn mây của Tây Bắc. Y Tý là địa điểm kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp hoang sơ mộc mạc với thiên nhiên hùng vĩ. Y Tý – mảnh đất bình dị taị vùng biên giới sẽ là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Lào Cai.

1.Giới thiệu về Y Tý:

Y Tý là một xã vùng cao biên giới thuộc huyện  Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là nơi sinh sống của 4 đồng bào dân tộc gồm: Mông; Hà Nhi; Dao và Kinh và cũng là nơi sinh sống duy nhất của người đồng bào Hà Nhì.

Khí hậu của Y Tý quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Tuy nhiên có những thời điểm vào mùa đông nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 0 độ C, trời sương giá, tuyết bao phủ. Vì thế, đây sẽ là điểm đến lý tưởng để bạn săn mây, đón tuyết vào mùa đông.

2. Nên đến Y Tý vào thời điểm nào:

Đến Y Tý thời điểm nào bạn cũng điều có thể ngắm trọn vẻ đẹp của mảnh đất bình dị tại vùng biên giới này.

– Cuối tháng 3 – đầu tháng 4: đây là thời điểm mà hoa đổ quyên nở rộ, thổi bùng cả sắc đỏ cho núi rừng Y Tý.

– Từ tháng 5 – tháng 6: thời điểm này Y Tý đang vào mùa nước đổ. Đến đây, ngoài việc ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang óng ảnh mùa nước đổ bạn còn có thể tham gia lễ hội lớn nhất của người Hà Nhì trong năm – lễ hội Khô Già.

– Từ tháng 8 – tháng 9: Y Tý sẽ khiến bạn say đắm với những thửa ruộng bậc thang ngập tràn trong sắc vàng, đây sẽ là địa điểm săn lúa chín đẹp nhất vùng núi phía Bắc.

– Từ tháng 10 – tháng 12: đây là thời điểm thích hợp để bạn ghé Y Tý ngắm tuyết rơi. Đừng quên theo dõi thời tiết và chuẩn bị đầy đủ các trang phục giữ ấm để có một chuyến đi an toàn và săn ngắm tuyết rơi thành công nha.

– Vào khoảng từ tháng 9 – tháng 4 năm sau là thời điểm thích hợp để bạn đến Y Tý săn mây.

3. Cách di chuyển đến Y Tý:

  • Từ Hà Nội đến Lào Cai:

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, từ Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc tàu hỏa để đến Lào Cai. Sau đó, có thể thuê xe máy để khám phá Y Tý.

  • Từ Lào Cai đến Y Tý:

Phương tiện di chuyển thích hợp nhất từ Lào Cai đến Y Tý là xe máy. Bạn có thể di chuyển theo cung đường sau: Lào Cai – Bát Xát – Trình Tường – Lũng Pô – A Mú Sung – A Lù – Ngãi Thầu – Y Tý hoặc tuyến Lào Cai – Sapa – Mường Hum – Dền Sáng – Y Tý

Lưu ý: vì cung đường di chuyển khá dốc và gập ghềnh nên trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra kĩ chất lượng của xe: lốp, phanh, động cơ, xăng,.. để có chuyến hành trình suôn sẻ và an toàn.

4. Địa điểm du lịch Y Tý mà bạn nhất định phải đến:

  • Xã A Lù:

Nằm trên đường biên giới của Việt Nam và Trung Quốc dọc theo suối Lũng Pô, xã A Lù vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của núi rừng, những bản làng đơn sơ nép mình dưới các thung lũng và các ngọn núi hùng vỹ.

Vẻ đẹp huyền sử chốn Tây Bắc

Xã A Lù còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Phù Lá, Hà Nhì. Họ canh tác những thửa ruộng bậc thang ở khắp nơi. Vậy nên, khi đến đây vào tháng 8 – tháng 9 bạn sẽ chiêm ngưỡng được sắc vàng của lúa chín và sắc xanh của đất trời, núi rừng hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh sinh động và hài hòa.

  • Xã Ngãi Thầu:

Cung đường di chuyển từ A Lù sang Ngãi Thầu – cung đường đẹp nhất trong hành trình chinh phục Y Tý mùa lúa vàng. Xã Ngãi Thầu là một xã vùng cao nằm giáp biên giới phía Bắc, nơi đây có khí hậu ôn đới, mây mù bao phủ quanh năm tạo nên khung cảnh nên thơ, huyền ảo.

Ngôi làng cao nhất Việt Nam

Đây cũng là địa điểm săn mây lí tưởng nếu như chọn đúng thời điểm. Khi sương mù bao phủ xung quanh, đến bản vào lúc sớm, bạn có thể nhìn thấy những đám mây bồng bềnh trôi trên đỉnh đầu, tựa như mình đang đặt chân vào chốn tiên cảnh.

  • Thôn Lao Chải:

Để biết thêm nhiều nét văn hóa của người dân tộc đặc biệt là dân tộc đồng bào Hà Nhì thì bạn chỉ cần đến thôn Lao Chải. Những ngôi nhà độc đóa cùng với lối sống có nhiều điểm lạ nhưng rất thú vị là điểm thu hút lớn tại thôn Lao Chải.

Thiên đường cổ tích tại Y Tý

Hầu hết du khách đều thấy thú vị khi tận mắt nhìn thấy những ngôi nhà được đắp từ đất mà nên. Tường nhà không được xây bằng gạch mà được tạo nên từ đất nung. Bên cạnh đó, mái nhà được lợp mái là, mang đậm dáng vẻ thô sơ. Trên những lớp rơm trên mái nhà là tảng rêu xanh mướt. Không dừng lại tại đó, những ngôi nhà được đắp san sát nhau vì thế đem lại cảm giác như trong chuyện cổ tích vậy.

  • Đỉnh Lảo Thẩn:

Khung cảnh thần tiên ở đỉnh Lảo Thẩn

Nằm trên độ cao 2860m so với mực nước biển, đỉnh Lảo Thẩn được xem là nóc nhà của Y Tý. Theo tiếng địa phương Lảo là hai – Thẩn là núi, vậy nên Lảo Thẩn nghĩa là hai tầng núi. Lảo Thẩn có thế núi mạnh mẽ, có hình dạng như kim tự tháp vươn mình giữa mây trời.

  • Chợ phiên Y Tý:

Chợ phiên – nét đặc trưng quyến rũ của vùng cao

Chợ phiên Y Tý thường diễn ra vào thứ 7 hàng tuần. Tại phiên chợ các mặt hàng chủ yếu là rau, củ, quả, các đồ thủ công truyền thống,.. do chính những người dân đồng bào nơi đây sản xuất và mua bán. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để các chàng trai, cô gái nơi đây khoác lên mình những bộ trang phục đẹp nhất của mình. Chợ phiên là một nét văn hóa đặc trưng quyến rũ của vùng cao.

  • Thôn Hồng Ngài:

Thôn Hồng Ngài đẹp tựa chốn bồng lai

Là thôn xa nhất của Y Tý, nằm tận cùng của biên giới Lào Cai. Thôn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Tuy là thôn xa nhất Y Tý nhưng người dân nơi đây có cuộc sống tương đối ổn định, bởi đây là thôn trồng khá nhiều thảo quả, một loại nông sản mang lại giá trị cao.

  • Thung lũng Thề Pả:

Thung lũng Thề Pả với hàng nghìn ruộng bậc thang uốn lượn trải dài từ hơn 5km từ  Choỏn Thèn đến cầu Thiện Sinh. Đây là Di tích Quốc gia đã được công nhận.

Di sản Quốc gia – thung lũng Thề Pả

Thề Pả theo tiếng địa phương nghĩa là ruộng chân núi hoặc ruộng đáy. Ruộng bậc thang ở đây chủ yếu do người Hà Nhì và người Mông ở xã Y Tý canh tác.

  • Cầu Thiên Sinh:

Là cây cầu ngắn nhất Việt Nam với độ dài khoảng chừng 1m và cũng là biên giới của 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.

Cầu Thiên Sinh – biên giới của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc

Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch nghĩa là “trời sinh”. Trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào tung bọt trắng xóa. Đặt chân đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng được cảnh quan hùng vĩ của vùng núi non trùng điệp.

5. Du lịch Y Tý cần lưu ý những gì:

Y Tý nằm dọc đường biên giới do đó tại đây có những trạm biên phòng kiểm soát vì vậy khi bạn đến nơi đây phải làm thủ tục khai báo để tạm trú trong vòng 2 – 3 ngày.

– Đường lên Y Tý cũng không hề dễ đối với những người lần đầu trải nghiệm. Khi thuê xe nên chọn xe khỏe, lốp căng, phanh tốt để đảm bảo an toàn khi phượt.

– Thời tiết ở đây thường se lạnh nên bạn dù đi vào mùa nào cũng phải mang áo ấm, găng tay, giày dép gọn nhẹ và nhớ trang bị thêm đồ ăn vặt dọc đường.

Y Tý là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, nên bạn hãy lưu ý và tôn trọng các phong tục của họ

Y Tý là địa điểm du lịch khá mới mẻ, nhưng lại mang vẻ đẹp hấp dẫn đến không ngờ. Hy vọng, thông qua bài viết trên đây của Du lịch Đại Bàng, bạn sẽ có chuyến hành trình khám phá Y Tý với những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Du lịch Đại Bàng cũng đang có các tour du lịch khám phá Y Tý vào mùa lúa chín, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé.