Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng từ A đến Z

Trong những năm gần đây, du lịch Cao Bằng đã trở thành điểm sáng tại các tỉnh vùng Đông Bắc. Được ví như “Viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc, Cao Bằng sỡ hữu các thác nước hùng vĩ nằm ẩn mình giữa chốn rừng núi hay những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài nên thơ. Nếu bạn là lần đầu tiên đến với Cao Bằng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Du lịch Đại Bàng nhé. Bài viết này sẽ dưới thiệu đến bạn tất cả kinh nghiệm du lịch Cao Bằng từ A đến Z.

1. Du lịch Cao Bằng vào mùa nào

Khí hậu Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 – tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 – tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, khi đến Cao Bằng bạn sẽ nhận thấy Cao Bằng mùa nào cũng đẹp, cũng mang đến một sắc thái riêng.

Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng thì khoảng thời gian Cao Bằng đẹp nhất là vào khoảng tháng 7 – tháng 9. Đây là khoảng thời gian mà thời tiết Cao Bằng khá dễ chịu và mát mẻ rất thuận lợi cho việc khám phá các điểm tham quan. Đặc biệt, đến Cao Bằng vào thời điểm này bạn sẽ có dịp được chiêm ngưỡng thác Bản Giốc hùng vĩ với nguồn nước dồi dào.

Nếu bạn muốn đến Cao Bằng để ngắm hoa, thì có thể đến đây vào hai tháng 11, 12. Lúc này, cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ, làm rực trắng cả một vùng trời hùng vĩ.

2. Phương tiện di chuyển đến Cao Bằng

 Xe khách: Cao Bằng cách Hà Nội khoảng 280km, bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình tham khảo các chuyến xe từ Hà Nội lên Cao Bằng để chọn cho mình thời gian di chuyển phù hợp. Giá xe sẽ giao động từ 200.000 đến 300.000. Thời gian di chuyển khoảng từ  6 – 7 tiếng đồng hồ.

Phương tiện cá nhân: với những người yêu thích khám phá, chinh phục những con đèo hay đơn giản chỉ muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Cao Bằng thì có thể lựa chọn di chuyển bằng xe ô tô hoặc xe máy.

Lưu ý: nếu di chuyển bằng xe máy hay oto thì bạn nên đổ đầy bình xăng, vì trên cung đường di chuyển sẽ có rất ít trạm xăng. Phải kiểm tra kĩ phương tiện để tránh tình trạng xe hỏng hóc giữa đường. Đặc biệt, cần chuẩn bị kĩ các vật dụng cần thiết và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

3. Những địa điểm du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua:

  • Thác Bản Giốc:

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước hùng vĩ, nổi tiếng nhất nước ta. Thác nằm giữa biên giới Việt – Trung nên có 2 tên. Nếu nhìn từ chân thác thì có 2 phần thác bên trái (gọi là thác phụ) và phần thác bên phải (gọi là thác chính). Thác phụ và một nửa thác chính bên tay trái thuộc về chủ quyền Việt Nam. Nửa còn lại bên phải của thác chính thuộc về Trung Quốc. Việt Nam gọi thác phụ là thác Cao, thác chính là thác Thấp nhưng gộp cả 2 phần thác thì gọi chung địa danh này là thác Bản Giốc.

Thác Bản Giốc – chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn Đông Bắc

Điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông chảy qua đây chia tách thành nhiều dải, tạo thành một mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá.

  • Khu di tích Pác Pó:

Khu di tích Pác Pó – cội nguồn cách mạng

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa lãnh đạo Cách mạng (giai đoạn 1941 – 1945) sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Trải qua 77 năm, nơi đây vẫn luôn lưu giữ nguyên vẹn những chứng tích về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Người.

Đến tham quan, trải nghiệm nơi đây, bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam mà còn được dịp chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

  • Động Ngườm Ngao:

Động Ngườm Ngao, nằm trong lòng một quả núi thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Cao Bằng.

Kiệt tác của thiên nhiên – Động Ngườm Ngao

Trong động có nhiều buồng, tầng, bậc thang, hành lang đủ mọi kích cỡ; nhiều nhũ đá, măng đá, cột, rèm, riềm đá… đủ mọi hình dáng, được liên tưởng với những cây san hô, con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn, ruộng bậc thang. Tất cả đều do thiên nhiên tạo nên mang đến một cảnh quan tuyệt sắc và kỳ ảo có “một không hai.”

Đặc biệt nhũ đá trong động có màu khác hẳn với những hang động ở địa phương khác bởi lượng canxi pha nhiều tạp chất, phản chiếu ánh sáng lung linh, huyền ảo.

  • Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc:

Ngôi chùa nổi tiếng nhất Cao Bằng

Chỉ mới được khánh thành cách đây 6 năm, nhưng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đang là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch.

Chùa tọa lại tại vị trí “thiên thời địa lợi”, với phía Bắc có thể nhìn thẳng ra thác Bản Giốc và phía Nam tựa lưng vào núi Phia Nhằm tạo nên khung cảnh xung quanh chùa đẹp đến mức khó lòng miêu tả hết. Chùa Phật Tích Trúc Lâm được xây từ các vật liệu quen thuộc theo lối kiến trúc thuần túy Việt Nam với gạch ngói cổ, gỗ lim, mái đao, câu đối.

Đặc biệt, nổi bật nhất của ngôi chùa chính là lầu chuông Đại hồng chung Thiên Băng. Đây là một lầu chuông có trọng lượng lên tới 1,5 tấn, thiết kế hoàn toàn bằng đồng.

  • Núi Mắt Thần:

Ngọn núi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

Núi Mắt Thần hay còn có tên gọi khác là núi Thủng, do hình dáng bên ngoài của ngọn núi ở phía trên đỉnh có một hang thủng hình tròn tựa như “con mắt” của núi với đường kính hơn 50m, đây là ngọn núi được coi là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.

Đến đây, bạn có thể mang theo đồ ăn, cắm trại dưới chân núi, giữa thung lũng cỏ xanh mượt, tận hưởng phút giây thư giãn, nghỉ ngơi giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng.

  • Hồ Thang Hen:

Hồ Thang Hen hay còn gọi hồ Thăng Hen, thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây có tiếng đẹp như tranh, mặt hồ long lanh màu ngọc bích, nằm gọn gàng giữa những tán rừng phủ xanh triền núi, cảnh quan non nước rất đỗi hữu tình, trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn.

Hồ Thang Hen – Tuyệt tình cốc giữa chốn núi rừng

Đến hồ Thang Hen bạn đừng quên trải nghiệm ngồi thuyền trôi theo dòng nước hồ xanh biếc. Thỏa thích để thu trọn thiên nhiên tươi đẹp vào tầm mắt. Hoặc chỉ đơn giản là tản bộ quanh hồ, tận hưởng không khí khoáng đạt, trong lành cũng đủ thấy sự bình yên.

4. Những đặc sản nhất định phải thử khi đến Cao Bằng

Nếu đã đến Cao Bằng mà chưa thưởng thức nền ẩm thực nơi đây, chắc chắn sẽ là một điều thiếu xót trong chuyến hành trình của bạn. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng sẽ điểm qua vài món ăn đặc sản tại nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ nhé.

  • Bánh cuốn Cao Bằng:

Bánh cuốn Cao Bằng ăn một lần nhớ mãi

Không giống với bánh cuốn ở các tỉnh khác, thay vì ăn cùng với nước chấm pha mắm thì ở Cao Bằng món ăn này được ăn cùng nước ngâm xương. Khi ăn, bạn sẽ cho thêm ớt cùng măng ngâm mắc mật. Miếng bánh dẻo, dai và thơm nguyên mùi hạt gạo cùng với nước dùng độc đáo thơm ngon.

  • Phở chua:

Phở chua – Đặc sản Cao Bằng nức tiếng

Sở hữu một cái tên độc là nhưng hương vị của phở chua lại thu hút biết bao thực khách ghé đến khi du lịch Cao Bằng.

Để làm ra được món phở chua Lạng Sơn trứ danh, người nấu cần phải chuẩn bị rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau để có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Điểm đặc biệt là ở phần nước sốt với thành phần quan trọng nhất là giấm đường, hòa quyện cùng hành tỏi phi thơm, mắm, gừng. Công thức làm ra giấm đường thì chỉ riêng vùng đất Cao Bằng Lạng Sơn mới có.

  • Bánh coóng phù:

Là một món ăn vặt quen thuộc và nổi tiếng, bánh coóng phù được làm từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương với cách chế biến khá đơn giản.

Bánh coóng phù – món ăn vặt quen thuộc của người dân Cao Bằng

Nguyên liệu chính để làm bánh là nếp hương hoặc nếp Pì Pết dẻo, nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Phần nước chan vào bánh được nấu từ đường phên Phục Hòa bào nhỏ hòa với nước.

Khi ăn, người ta rắc thêm một chút lạc rang hoặc vừng lên bát coóng phù trắng ngần để làm tăng vị thơm ngon của món ăn. Ngoài màu trắng của viên bánh truyền thống, nhiều gia đình còn trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với nước lá cẩm tím, nước lá dứa… để tạo thêm nhiều màu sắc và hương vị cho bánh.

  • Bánh áp chao:

Đặc sản Cao Bằng đầu đông

Được bày bán nhiều vào cuối thu đầu đông, bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng nhưng làm ấm lòng biết bao thực khách. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường.

Bánh ăn kèm với nước mắm chua ngọt ngâm gỏi đu đủ xanh, thêm ít ớt tiêu cay tê tê đầu lưỡi và rổ rau sống xanh mướt chống ngán.

  • Hạt dẻ Trùng Khánh:

Hạt dẻ – sản vật đất trời ban tặng cho Cao Bằng

Trùng Khánh là thủ phủ của loại hạt dẻ thơm bùi ít nơi đâu sánh được. Khác biệt so với hạt dẻ ở các địa phương khác, ở Trùng Khánh hạt to đều, gấp 5 – 6 lần hạt dẻ rừng. Vỏ màu nâu sẫm, lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, nhân có màu vàng, khi ăn có vị thơm ngon và bùi ngậy. Ăn hạt dẻ ngon nhất là phải ăn lúc nóng, có như vậy thì mới thấy hết cái ngon, cái thơm.

5. Một vài lưu ý nhỏ:

Để có chuyến hành trình trọn vẹn nhất, kinh nghiệm du lịch Cao Bằng có một vài điều lưu ý nhỏ, bạn có thể xem qua nhé:

Nơi đây là nơi sinh sống và tập trung của nhiều đồng bào dân tộc, vì thế bạn cần phải tôn trọng và lưu ý một vài phong tục tập quán nơi đây.

Khi vào nhà, nếu thấy ở cửa nhà, đầu cầu thang có cắm một cành lá xanh, đó là dấu hiệu không muốn người lạ vào nhà.

Trang phục: thời tiết Cao Bằng ban ngày có thể nắng nóng, nhưng ban đêm nhiệt độ có thể giảm sâu nên bạn hãy chuẩn bị cho mình một vài chiếc áo khoác mỏng.

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chuyến hành trình. Đừng quên đem theo kem chống nắng và thuốc xịt côn trùng.

Người Nùng thường đặt ống hương ở ngoài sàn để cúng ma gầm sàn, người lạ không đến gần ống hương đấy

Người Tày có tục thờ Phi Phỉng Phjầy (ma bếp lửa), khách đến cần tránh việc to tiếng hay cãi lộn bên bếp lửa.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm du lịch Cao Bằng từ A đến Z. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho chuyến đi. Hãy bỏ túi ngay cẩm nang này để có một chuyến du lịch thật trọn vẹn với nhiều trải nghiệm thú vị nhé. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các tour du lịch Cao Bằng hấp dẫn. Hãy tham khảo qua các tour du lịch Cao Bằng của Du lịch Đại Bàng tại đây nhé.