Khám phá quần đảo Diomede – nơi con người có thể “du hành xuyên thời gian”

Nằm gần chính giữa eo biển Beringquần đảo Diomede, gồm hai đảo Big Diomede – Litte Diomede (đảo lớn – đảo nhỏ). Điều đặc biệt khiến địa điểm nằm ở nơi hẻo lánh những vẫn nổi tiếng chính là sự xóa nhòa giới hạn về thời gian và không gian.

Du khách đứng trên đảo Little Diomede có thể thấy ngày mai, còn những ai đứng trên đảo Big Diomede lại nhìn về quá khứ, dù hai nơi này chỉ cách nhau 3,8km đường biển.

Hòn đảo đặc biệt nhất thế giới - nơi bạn có thể nhìn thấy ngày mai

Hai hòn đảo nằm cách nhau chỉ khoảng 3,8 km nhưng lại lệch nhau gần một ngày. 

Điều kỳ lạ trên xảy ra do một đảo nằm trong lãnh thổ Nga, phía còn lại thuộc quyền sở hữu của Mỹ nên chúng có hai múi giờ khác nhau. Giờ của Nga và Mỹ chênh nhau 21 tiếng.

Khi ở Nga đã sang ngày mới, Mỹ vẫn là ngày hôm qua. Vì cách tính thời gian này, Big Diomede còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Litte Diomede là đảo Ngày Hôm Qua (Yesterday Island).

Vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá, mặt biển ở đây sẽ đóng băng, vô tình tạo nên cây cầu nối liền hai đảo và người dân có thể dễ dàng đi bộ từ Mỹ sang Nga. Tuy nhiên, điều này bị coi là bất hợp pháp.

Diomede - Nơi quá khứ và tương lai cách nhau 3km

Trong làng có một trường học, nhà thờ, sân bay trực thăng, phòng khám và có cả Internet, điện thoại.

Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.

Theo điều tra của chính quyền Mỹ, hơn 90% dân số trên đảo là người bản xứ. Trong 43 hộ gia đình, hơn 37% là trẻ em dưới 18 tuổi, gần 21% các đôi sống cùng nhau, hơn 32% nhà vắng bóng đàn ông, trong khi 18,6% là người độc thân. Thu nhập người dân ở đây không cao, nhiều hộ gia đình được xếp vào dạng nghèo.

Chàng trai bày cách đi bộ từ Nga sang Mỹ trong '20 phút' - VnExpress Du lịch

Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng. 

Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu và người dân Alaska từ đất liền tới thăm.