Áo Dài Huế Gắn Liền Với Phát Triển Du Lịch

Dulichdaibang.com – Áo dài, chiếc nón, bài thơ – Không biết từ bao giờ ăn sâu trong tâm trí du khách khi đến Huế. Người ta bị thẫn thờ bởi người con gái xứ Huế đoan trang nghĩa thục. Khoác trên mình niềm tự hào của Dân Tộc toát lên khí chất của nền lịch sử “Ngàn năm Văn Hiến”.

“Anh về Huế tìm dáng em không thấy
Thẫn thờ tìm, thờ thẫn, thuở em xinh
Ai quên ai đất Thần Kinh rêu phủ
Khói thuốc anh hư ảo tựa dáng hình”

(Nguồn: st)

Những cô gái Huế dịu dàng e ấp bên tà áo dài Huế. tại các di tích lịch sử
Tà Áo Dài Huế – Ảnh: Thừa Thiên Huế

 Hành Trình Ra Đời Của Chiếc Áo Dài Huế

Thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744)

Khi lên ngôi, Với tham vọng trấn quốc một cõi. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành thay đổi y phục cho quan chức cấp cao để phân biệt họ với những người dân khác. Lúc bấy giờ, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của “áo ngũ thân”. “Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo lập lĩnh ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.

Từ đó bèn thay đổi y phục, đổi phong tục. Cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây.

Áo Ngũ Thân Thời Nguyễn Phúc Khoát
Áo Ngũ Thân Thời Nguyễn Phúc Khoát – Ảnh: st

Thời Vua Minh Mạng (1828)

Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: “… áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế…

Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:

“Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!”

Áo dài thời vua Minh Mạng
Áo dài thời vua Minh Mạng – Ảnh: Tinhhoa.net

Các Thời Vua Sau Đó

Áo ngũ thân cổ đứng giúp tăng vẻ đài các, sang trọng cho người mặc được thể hiện qua hoa văn thêu truyền thống. Áo lập lĩnh (cổ đứng) dễ dàng kết hợp với những đôi hài, tích, guốc cong, nón 3 tầm, xà tích, trâm và là áo mặc bên trong của những loại áo quý tộc (nhật bình, bình lĩnh, mã quái, mã tiên, bàn lĩnh, giao lĩnh).

Đối với phụ nữ trước năm 1885, áo ngũ thân (dài và rộng dần đến đầu gối) được mặc kết hợp với trâm và nón cụ (đối với Huế và Nam bộ), nón quai thao hay nón 3 tầm (đối với Bắc bộ), được mặc kết hợp với quần đen hoặc quần đỏ. Sau thời vua Thành Thái, do bị Pháp cướp vàng bạc trong triều đình, áo ngũ thân kết hợp với khăn vấn, khăn vành dây và do bị Tây hóa nên mặc quần trắng.

Nếu Nguyễn Phúc Khoát có công khai sáng chiếc áo dài thì Vua Minh Mạng chính là người tiếp nối, gìn giữ và phát Huy. Khiến nó trở thành quốc phục và truyền bá rộng rãi từ Bắc vào Nam.

Vì Sao Nhắc Đến Áo Dài Lại Nghĩ Ngay Đến Huế?

Có thể nhà Nguyễn là triều đại Phong Kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam. Vì Huế chính là vùng Cố Đô cuối cùng, nên Huế là nơi lưu giữ toàn bộ tinh hoa, giá trị văn hóa và lịch sử của chiếc áo dài. Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống được mặt trong các dịp lễ lớn. Ngày nay, với hình ảnh là một thành phố di sản. Áo dài còn được sử dụng trong các cơ quan, mặc hằng ngày hay trong các chương trình du lịch

Áo dài vẫn là trang phục đi làm của Huế
Áo Dài Huế Với Di Sản – Ảnh: st

Kết Cấu Áo Dài Truyền Thống Hiện Nay

Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Hiện nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo dài thường là cúc bấm,  từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

các cửa hàng may áo dài ở Huế
May áo dài ở Huế – Ảnh: GG Image

Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.

Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một chút.

Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

áo dài được sử dụng rộng rãi cho cả nam và nữ
Áo dài Nam và Nữ – Ảnh: GG Image

Áo Dài Trong Thơ Ca

Rất nhiều nhà thơ lấy Huế – Tà Áo dài để tỏ tình, xuất khẩu thành thơ. Trong đó phải kể đến Hàn Mạc Tử từng vì một cô gái Huế e ấp nhẹ nhàng mặc áo dài mà ngẫn ngơ, si tình quên lối về. Ông viết:

“Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Thiếu Nữ Bên Tà Áo Dài – Ảnh: GG Image

Hàn Mặc Tử chắc đã phải hiểu xứ Huế đến mức nào và nặng tình với nơi ấy đến làm sao mới thể hiện được sự gắn bó hài hòa giữa cảnh và người đến như vậy, nhưng đồng thời cũng làm hiện lên được tính cách kín đáo, e ấp của người dân nơi đây.

Áo Dài Trong Phát Triển Du Lịch Huế

Về Huế rấ dễ bắt gặp những tà áo dài thơ mộng. Áo dài thời trước chỉ dành cho những dịp lễ lớn nhưng sau này càng được biến tấu và sử dụng rộng rãi. Những cửa hàng cho thuê áo dài hiện đại, cách tân, cổ phục nườm nượp khách ra vào trên các con đường lớn: Bà Triệu, Nguyễn Sinh Cung,…Du khách có thể dễ dàng chọn lựa cho mình một bộ với ở thích riêng để sử dụng trong suốt hành trình.

áo dài được cho thuê khá phổ biến và rộng rãi ở Huế
Áo dài truyền thống ở Huế – Ảnh: GG Image

Nghề May Áo Dài Ở Huế

Mặc dù áo dài phá phổ biến và nhiều nhưng chất lượng và giá cả rất tốt. Đây chính là toàn bộ tâm huyết, sự yêu nghề của người thợ may ở đây. Khác với cách may áo dài ở nhiều vùng khác, người thợ may áo dài Huế thường rất chú trọng đến các đường viền tà. Họ cầu kỳ rút từng sợi vải từ mảnh vải may chiếc áo đó làm chỉ và khâu tay các mép viền quanh tà áo. Có lẽ vì thế mà khi mặc lên người, tà áo rất bay, không lộ chỉ và đường may.

địa chỉ may và cho thuê áo dài ở Huế
Shop dài được may ở Huế – Ảnh: GG Image
Cùng với hệ thống các di tích lịch sử, lăng tẩm, chùa chiền. Đến Huế mà chưa một lần thử cổ phục dân tộc thì chưa hiểu hết về lịch sử, con người và nét riêng của vùng đất Cố Đô. Áo dài là một sản phẩm du lịch mà Huế đã và đang xây dựng khá thành công. Không chỉ quảng bá rộng rãi được du lịch địa phương mà còn tôn lên sự  tinh tế và sắc sảo bởi đôi tay tài hoa của người thợ. Góp phần bảo tồn một nét văn hóa đặc sắc, quý giá của dân tộc.

Một Vài Địa Chỉ Thuê Cổ Phục Đẹp Ở Huế

1. Áo Dài BoBo Huế

– Link Fb: https://bitly.com.vn/1fereq

– Gía: từ 60K

– Loại: Từ cổ phục đến áo dài hiện đại.

2. Áo dài Gabbana

– Địa chỉ: 208 Đinh Tiên Hoàng, Huế

– Gía: từ 100K

– Loại: Áo dài cách tân, hiện đại, truyền thống,..

3. Áo dài Su Me

– Địa chỉ: 251 Điện Biên Phủ, Huế

– Gía: từ 100K

– Loại: Áo dài cách tân, hiện đại, truyền thống,..